CPU là gì? Cấu tạo, chức năng của CPU trong máy tính như thế nào?

0
119

Trong các thiết bị điện tử như máy tính hay laptop thì CPU chính là một bộ phận quan trọng không thể thiếu để xử lý các hoạt động của hệ thống máy. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về CPU là gì? Cấu tạo của CPU ra sao? 

Bài viết dưới đây có thể sẽ cung cấp thêm những thông tin mà bạn chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về CPU!

CPU là gì? CPU là viết tắt của từ gì?

CPU là từ viết tắt của chữ Central processing Unit, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là bộ xử lý trung tâm. CPU chính là một trong những bộ phận không thể thiếu của máy tính và nó được xem như là bộ não của máy tính hay máy tính. Ở đây, tất cả các thông tin, hành động, dữ liệu được tính toán và các lệnh được đưa ra nhằm điều khiển mọi hoạt động của chiếc máy tính, laptop.

CPU là gì, Cấu tạo và nhiệm vụ của CPU

CPU với nhiệm vụ xử lý tất cả các thông tin, thực hiện các câu lệnh trên máy thông qua những phép tính số học.

Cấu tạo của CPU gồm có những thành phần nào?

Bộ xử lý trung tâm CPU bao gồm 3 bộ phận chính sau đây:

  • Bộ điều khiển (Control Unit): Đây là các vi xử lý với nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình điều khiển, được điều tiết bởi các xung nhịp đồng hồ hệ thống
  • Khối tính toán ALU – bộ số học logic có tên là Arithmetic Logic Unit: Với chức năng thực hiện các lệnh từ đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi thì đơn vị này bao gồm các phép tính số học như cộng, trừ, nhân, chia và cả các phép tính so sánh như lớn hơn và nhỏ hơn…
  • Các thanh ghi (Registers): Có nhiệm vụ ghi lại những tập lệnh trước khi xử lý, đồng thời ghi lại kết quả sau khi đã xử lý.

Chức năng của CPU 

Mặc dù CPU không còn quan trọng đối với hiệu năng hệ thống như trước đây, nhưng nó vẫn đóng vai trò chính trong việc làm cho thiết bị của bạn chạy nhanh. Vì CPU chỉ chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trong các chương trình, CPU của bạn càng nhanh, nhiều ứng dụng cũng sẽ chạy càng nhanh.

CPU là gì

Điều này nói lên rằng, CPU nhanh không phải là tất cả. Bộ xử lý, dù mạnh đến đâu cũng không thể dễ dàng kết xuất các trò chơi 3D mới nhất cũng như không thể lưu trữ thông tin. Đó là nơi thuộc về các phần khác như card đồ họa và bộ nhớ, phát huy tác dụng.

Về cơ bản có thể nói CPU không phải là tất cả, nhưng so với các thành phần của máy thì nó rất là quan trọng. Tóm lại, CPU nhanh hơn có nghĩa là hệ thống hoặc thiết bị của bạn cũng sẽ chạy nhanh hơn. Ít nhất chúng ta nên hiểu nó sẽ không phải là một nút cổ chai theo đúng nghĩa của nó. Việc nhiều lõi và chủ đề có thể giúp bạn làm được nhiều việc hơn cùng một lúc.

Các loại CPU được sử dụng phổ biến

CUP cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều kiến trúc khác nhau, tuy nhiên phổ biến và chuẩn mực nhất chính là 32-bit và 64-bit. Gồm có 2 loại CPU phổ biến đó là AMD và Intel.

hai nhà sản xuất CPU lớn nhất toàn cầu hiện nay vẫn là AMD và Intel. Sự cạnh tranh của hai thương hiệu lớn mạnh này đã đem lại cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn nữa.

Một số dòng CPU Intel phổ biến như: Intel Core i3, i5, i7, i9 và Intel Xeon đang là lựa chọn của số đông khách hàng hiện nay. Đối với CPU AMD có các dòng phổ biến như: AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7 và AMD Ryzen threadripper cũng đang được nhiều người dùng ưa chuộng và lựa chọn.

Tốc độ xử lý CPU

Tốc độ xử lý CPU chính là tần số tính toán và làm việc của CPU được đo bằng đơn vị GHz hoặc MHz. Chẳng hạn như dòng chip Intel Core i3 thì có xung nhịp cao hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng làm việc cũng tốt hơn. Nhưng nếu giữa 2 dòng chip khác nhau là Core i3 hai nhân xung nhịp 2.2 Ghz và Intel Pentium Dual Core 2.3 Ghz thì không thể so sánh được vì tốc độ xử lý của laptop hay Pc còn phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm Cache, Ram, chip đồ họa và ổ cứng.

Các thông số kỹ thuật của CPU

Tốc độ xử lý của CPU ngoài việc phụ thuộc vào những mức xung nhịp và cache bên trong nó thì các thành phần kết hợp khác như Main, Ram và ổ cứng cũng sẽ quyết định việc cấu thành nên một cỗ máy hoàn chỉnh. Xung nhịp CPU, Bus Ram, SSD có tốc độ đọc ghi càng cao bao nhiêu thì bộ máy của thiết bị đó càng khủng mấy nhiêu.

Xem thêm: 4 cách chuyển ảnh từ điện thoại qua máy tính Windows 7, 8, 10

FSB (Front Side Bus): Là tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay tốc độ dữ liệu chạy qua chân của CPU. Bộ nhớ Cache: Vùng nhớ mà CPU dùng để lưu giữ các phần của chương trình, các tài liệu sắp được sử dụng. Khi cần CPU sẽ tìm các thông tin trên cache trước khi tìm trên bộ nhớ chính.

Kết bài

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về khái niệm CPU là gì? Cấu tạo và chức năng của CPU trong máy tính hay laptop. Hy vọng những kiến thức trên đã bổ sung những kiến thức công nghệ hữu ích dành cho bạn!